Ngày 6/8 vừa qua, Niantic Labs - nhà phát triển game thực tế ảo Pokemon Go đã đăng tải thông báo trên Facebook và Twitter cho biết có thêm người dùng tại 15 nước được tải về game này, trong đó có Việt Nam.
Hiện tại người chơi trong nước đã có thể tải miễn phí game Pokemon Go trên các kho ứng dụng App Store và Google Play. Phiên bản chính thức có kích thước hơn 120 MB, người chơi có thể thấy đầy đủ các điểm PokeStop, GYM cũng như các loại Pokemon xung quanh. Các tính năng đều được hiển thị đầy đủ. Yêu cầu cấu hình với Android là RAM 2GB trở lên và phiên bản Android 4.4 trở lên, với iOS là phiên bản iOS 8.0 trở lên. Ngoài ra, thiết bị chơi Pokemon GO còn phải có kết nối GPS, 3G, Wi-Fi.
Những ngày gần đây, Pokemon Go đã tạo nên cơn sốt, trở thành hiện tượng làm bùng nổ cộng đồng yêu thích công nghệ và game nước nhà. Tại nhiều địa điểm ở Hà Nội hay TP.HCM, không khó để bắt gặp hình ảnh các bạn trẻ say sưa đi “săn lùng” Pokemon.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng đã xuất hiện nhiều ý kiến lo ngại về khả năng game Pokemon Go bị cài phần mềm gián điệp. Thậm chí có ý kiến còn đưa ra cảnh báo khá nghiêm trọng: “Pokemon Go chỉ là biến thể từ một đề án của CIA nhằm thu thập hình ảnh bề mặt trái đất trên phạm vi toàn cầu. Công nghệ này đã được CIA gắn trong hàng triệu xe ô tô trên khắp thế giới. Phòng thí nghiệm “Niantic Labs” do CIA tài trợ đã từng tạo ra nhiều loại virus máy tính để ắn cắp dữ liệu thông tin lưu trữ trong máy tính, điện thoại di động, điện thoại cố định” và “Một ai đó sau khi chơi game Pokemon một thời gian, rất có thể tất cả thông tin cá nhân của người đó như địa chỉ nhà ở, tình hình các thành viên trong gia đình, quang cảnh khu dân cư nơi sinh sống… đều sẽ bị lộ”.
![]() |
Đại đa số những cầu thủ lọt vào danh sách được tăng chỉ số tạm thời đều mất tích và rất khó để mua được một thẻ +1 của họ. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi những cầu thủ này là những món hàng rất hot với chỉ số chung vượt qua cả 90!
Ngày 3/8 vừa qua, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã ký Quyết định số 1360 để ban hành chương trình hành động nói trên, với mục đích cao nhất là xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho DN phát triển và trở thành động lực của nền kinh tế.
Văn bản này nêu rất rõ ba nhóm giải pháp lớn để hỗ trợ doanh nghiệp ngành TT&TT, bao gồm Cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; Đảm bảo quyền kinh doanh, quyền tiếp cận bình đẳng nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp; cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho DN.
Cụ thể, các đơn vị trực thuộc Bộ, tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình, cần nghiêm túc thực hiện các Nghị quyết 19/2016 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2016-2017, cũng như Nghị quyết 36a của Chính phủ về Chính phủ điện tử, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp giám sát hoạt động của CQNN một cách minh bạch; Mở chuyên mục hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử; Quyết định 225 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020.
Đối với yêu cầu bảo đảm quyền kinh doanh, quyền tiếp cận bình đẳng nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp: Các đơn vị cần rà soát các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm để điều chỉnh, bổ sung hoặc loại bỏ cho phù hợp với thị trường và quyền kinh doanh của doanh nghiệp.
Đồng thời, xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, kết nối với các doanh nghiệp lớn, DN FDI, định hướng gắn kết đến thị trường quốc tế; Đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ, bao gồm cả những DN đang kinh doanh hiệu quả, tạo cơ hội cho khối DN tư nhân phát triển; Hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xã hội phát triển; Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ DN vừa vả nhỏ...
Liên quan đến nhóm giải pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho DN, Vụ thông tin cơ sở chủ trì, phối hợp Cục PTTH&TTĐT rà soát, hướng dẫn báo chí hoạt động đúng quy định, phản ánh đúng tình hình, hỗ trợ DN tiếp cận thông tin, xây dựng và quảng bá thương hiệu, tôn vinh DN hoạt động đúng pháp luật và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Thống kê, tổng hợp các tin bài phát hiện những hành vi tiêu cực, cản trở DN gửi các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.
Bộ trưởng giao các đơn vị thuộc Bộ tùy chức năng, nhiệm vụ của mình nghiên cứu xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện Chương trình tại đơn vị mình, thường xuyên kiểm tra, giám sát, bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình, Kế hoạch.
Vụ Quản lý Doanh nghiệp là đơn vị đầu mối, có trách nhiệm đôn đốc và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Chương trình này với lãnh đạo Bộ.
T.C
" alt=""/>Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho DN TT&TT